NHỮNG NGUỒN HỌC LIỆU MỞ

  1. https://scholarworks.umb.edu/    

Đại học Massachusetts Boston cam kết phổ biến rộng rãi các kết quả nghiên cứu và sự tinh thông về học thuật của trường. Để duy trì sự cam kết đó, Đại học này thông qua chính sách sau về các Công trình Học thuật tại Đại học Massachusetts Boston, một kho tài nguyên số dành cho nghiên cứu, các đóng góp sáng tạo và có giá trị học thuật của giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu, và sinh viên tại Đại học Massachusetts Boston. Ngoài việc cung cấp một kho lưu trữ truy cập mở các bài báo và các công trình khác đã được xuất bản, kho tài nguyên số của nhà trường là một phương tiện phổ biến tuyệt vời các bài “working paper” (những bài báo khoa học tuy đã viết xong nhưng chưa được xuất bản trên các tạp chí vì đang trong quá trình trao đổi và hoàn thiện), bài báo hội nghị, luận án, luận văn, và các công trình khác chưa được xuất bản ở nơi khác. Những đóng góp về mặt trí tuệ và sáng tạo của trường đại học sẽ có thể dễ dàng truy cập được và có thể khám phá bằng các công cụ tìm kiếm trên internet, qua đó giúp các công trình nghiên cứu khoa học được tìm kiếm và trích dẫn nhiều hơn và nâng cao truyền thông học thuật cho cộng đồng Đại học Massachusetts Boston. Hơn nữa, các công trình học thuật tại Đại học Massachusetts Boston do thư viện Healey quản trị sẽ cung cấp truy cập lâu dài và ổn định để người dùng có thể trích dẫn các công trình đã được lưu trữ này mà không phải lo lắng nội dung sẽ bị gỡ bỏ.

  1. Thư viện học liệu mở

http://voer.edu.vn/  
Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources VOER) được xây dựng với mục tiêu tạo ra kho tài liệu của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu, sau đó cho toàn xã hội. Đây sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Hiện nay, trang web về học liệu mở có trên 2.100 môn học (với hơn 22.224 tài liệu, 523 tuyển tập từ 12.214 tác giả) bao gồm các bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin, quản trị mạng v.v. Nội dung bao gồm: các khoá học, các tài liệu học tập, các module nội dung bài giảng, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí,... Công cụ: phần mềm hỗ trợ việc tạo lập, phân phối, sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở bao gồm cả việc tìm kiếm và tổ chức nội dung, các hệ thống quản lý nội dung và quá trình học tập (CLMS), các công cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng học tập trực tuyến..

  1. Học liệu mở của Mạng Giáo dục Edunet của Bộ Giáo dục và Đào tạo http://edu.net.vn/media/
  1. Học liệu mở của Đại học Quốc Gia Hà Nội http://repository.vnu.edu.vn/                                     
  1. https://etd.ohiolink.edu/

Vào năm 1999, nhóm các trường khoa sau đại học ở Ohio, Ủy ban Cố vấn Nhân viên Hội đồng Quản trị Đại học về Giáo dục Sau Đại học (RACGS) đã yêu cầu OhioLINK tạo ra một trang web ETD riêng dùng chung để đại diện cho công trình của các học giả Ohio. Trung ETD được thành lập năm 2001, là một dự án chung của OhioLINK và Ủy ban Cố vấn Nhân viên Hội đồng Quản trị Đại học về Giáo dục Sau Đại học. Trung tâm ETD là một cơ sở dữ liệu trực tuyến miễn phí các đồ án tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ từ các trường thành viên tham gia OhioLINK. Cơ sở dữ liệu này có bản tóm tắt của tất cả các luận văn và luận án đã được nộp. Toàn văn có thể có nếu đã được nộp. Trung tâm ETD có thể được truy cập miễn phí trên toàn thế giới bởi bất cứ cá nhân nào quan tâm đến việc tìm kiếm, xem và tải xuống các luận văn, luận án được xuất bản ở Ohio. Khi sử dụng trình duyệt web chuẩn , người dùng có thể tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu này bằng cách sử dụng tìm kiếm theo từ khóa cơ bản. Các tác giả, các đơn vị trực thuộc đại học và các tóm tắt đều được lập chỉ mục.

  1. http://worldlibrary.net/

Sứ mệnh của worldlibrary.net là phục vụ và trợ giúp công chúng, học sinh, sinh viên và các nhà giáo dục bằng cách cung cấp bộ sưu tập hoàn chỉnh nhất thế giới về sách điện tử, các tài liệu, và bài báo trực tuyến, cũng như cung cấp đủ loại dịch vụ và tài nguyên hỗ trợ và nâng cao các chương trình giảng dạy từ bậc tiểu học đến bậc học sau đại học. Công chúng nói chung được quyền truy cập toàn bộ các tài liệu của Thư viện Công cộng Thế giới cho mục đích cá nhân. Các hội viên nhận Thẻ Thư viện điện tử cho phêp họ truy cập không hạn chế toàn bộ tài nguyên của thư viện. Độc giả có thể xem lướt qua hay tải xuống hàng triệu bài báo. Bách khoa Từ điển Di sản Thế giới của Thư viện Công cộng Thế giới là cuốn Từ điển Bách khoa lớn nhất và toàn diện nhất từng được biên soạn. Sự kết hợp các bài báo, từ điển, sách điện tử, tạp chí, và các tài liệu nguồn đầu tay cung cấp một nguồn tài nguyên hết sức độc đáo dành cho sinh viên và nhà nghiên cứu. Tổ hợp hàng trăm cơ sở dữ liệu bài báo có tổng cộng hàng triệu bài báo. Tất cả các bài báo đều có thể đọc trực tuyến hoặc tải xuống và lưu trữ thành tài liệu điện tử. Ngoài ra, Bộ Sưu tập Thiên niên kỷ của Thư viện Công cộng Thế giới cung cấp hàng triệu cuốn sách của các nhà văn vĩ đại nhất trong 1.000 năm qua, các tác phẩm từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu Âu bằng trên 300 ngôn ngữ khác nhau. Bộ sưu tập này bao gồm sách của tất cả các lĩnh vực nghiên cứu: giáo dục, khoa học, xã hội học, và công nghệ.